Lập kế hoạch là quá trình nhìn vào khối lượng thời gian hiện tại và tìm
ra cách sử dụng hợp lý để đạt tới mục tiêu. Nếu có một thời gian biểu
hợp lý, bạn sẽ có khả năng:
- Hiểu được mình có thể làm được gì trong khoảng thời gian đó.
- Lên kế hoạch sử dụng thời gian tốt nhất.
- Siết thời gian đủ để làm việc
- Dành ra một ít thời gian dự phòng đề phòng những sự việc “bất ngờ”.
- Giảm thiểu căng thẳng bằng cánh không hứa hẹn hoặc cam kết quá nhiều.
Với một thời gian biểu chu toàn và chi tiết, bạn sẽ dễ dàng quản lý
nhiệm vụ được giao mà vẫn có thời gian làm việc riêng. Đó cũng là một vũ
khí quan trọng giúp bạn tránh khỏi bị quá tải trong công việc.
Bạn nên lập thời gian biểu thường xuyên, có thể là mỗi tuần theo các bước sau đây:
1. Ước lượng thời gian dành để làm việc.
Khoảng thời gian này không
nhất thiết phải cố định mà sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc và mục
tiêu cá nhân của bạn.
2. Sau đó, xác định những hành động cần phải làm để hoàn thành công việc tốt nhất.
Ví dụ, nếu công việc của bạn là quản lý người khác, trong thời gian biểu
của bạn phải có thời gian dành cho việc huấn luyện, kiểm tra và giải
quyết vấn đề. Tương tự, bạn cũng phải dành thời gian để giao tiếp với
sếp và đồng nghiệp xung quanh nữa (Bạn có thể hạn chế tiếp xúc với đồng
nghiệp trong thời gian ngắn, nhưng cần phải chủ động thu xếp thời gian
trong thời gian biểu để gặp gỡ và giao tiếp với những người quan trọng).
3. Xem lại “Danh sách việc cần làm”, lập thời gian biểu cho những hoạt động cần được ưu tiên hàng đầu và các công việc cần thiết khác.
4. Tiếp theo, “để dành ra” một ít thời gian rảnh trong bảng biểu
thời gian của bạn.
Thông thường, càng có nhiều việc không tên và không
rõ ràng, bạn càng cần nhiều thời gian “để dành” kiểu này. Thực tế trong
công việc người ta gọi đó là thời gian bị gián đoạn: Nghiên cứu chỉ ra
rằng các nhà quản lý trung bình dành ít nhất 6 phút cho mỗi công việc
gián đoạn.
Rõ ràng, bạn chẳng thể nào biết khi nào mình sẽ bị gián đoạn. Tuy nhiên, khi tạo ra thời gian trống trong thời gian biểu, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp lại thời khóa biểu để phản ứng hiệu quả với những vấn đề cấp bách.
5. Lên lịch cho “thời gian
tự do”.
Đây là khoảng thời gian có thể thực hiện các công việc ưu tiên và mục
tiêu cá nhân. Bạn nên xem lại ‘Danh sách việc cần làm” có sẵn các mục
tiêu cá nhân đã được ưu tiên, đánh giá thời gian cần thiết để hoàn thành
các công việc này và sắp xếp thời gian hoàn thành.
Ngay khi làm xong bước 5, bạn sẽ thấy mình còn rất ít hoặc đôi khi chẳng còn chút thời gian thảnh thơi nào. Nếu vậy, hãy xem lại cách giả định thời gian đã làm ở bước 1. Hỏi xem nên giữ lại việc nào, bỏ việc nào, trì hoãn việc nào.
Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất của những người thành công là ở chỗ họ biết cách tối đa hóa “đòn bẩy” thời gian. Họ tăng thời gian làm việc bằng cách phân chia công việc cho người khác, sử dụng tiền để thuê ngoài xử lý các công việc quan trọng, sử dụng công nghệ tự động cho công việc. Tất cả khiến họ vừa làm việc có năng suất vừa dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra.
Đồng thời, hãy sử dụng công cụ này để coi lại “Danh sách việc cần làm” và “Mục tiêu cá nhân” xem thử mục tiêu đó có thể hoàn thành với thời gian đó không? Bạn có đang làm quá nhiều nghĩa vụ linh tinh khác không? Có phải bạn đang quan trọng hóa vấn đề lên không?
Nếu bạn vẫn thấy bị giới hạn về thời gian dư dả, có lẽ bạn nên xem lại khối lượng công việc. Với một bản kế hoạch chi tiết và toàn diện, bạn có thể sớm tìm ra giải pháp thôi.
Điểm cốt lõi: Thời gian biểu là quy trình sắp xếp và sử dụng thời gian hiệu quả để
giảm thiểu căng thẳng, tăng cường hiệu quả làm việc. Đó cũng là một
trong những công cụ quản lý thời gian hiệu quả nhất dành cho những ai
muốn quản lý thời gian của mình.
Lập thời gian biểu là một quá trình gồm 5 bước:
1. Nhận diện tổng thời gian đang có.
2. Phỏng tỏa những công việc phải làm.
3. Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp gáp và các hoạt động thường nhật.
4. Phong tỏa thời gian dư dả để dự trữ cho các hoạt động.
5. Trong khoảng thời gian còn lại, lập kế hoạch cho những hành động gắn liền với việc đạt được mục tiêu cá nhân và ưu tiên.
2. Phỏng tỏa những công việc phải làm.
3. Lập thời gian biểu theo ưu tiên gấp gáp và các hoạt động thường nhật.
4. Phong tỏa thời gian dư dả để dự trữ cho các hoạt động.
5. Trong khoảng thời gian còn lại, lập kế hoạch cho những hành động gắn liền với việc đạt được mục tiêu cá nhân và ưu tiên.
Nếu sau khi lập thời gian biểu mà không thấy còn dư chút thời gian nào,
hãy xem lại các bước ở trên để phân chia lại thời gian cho chính xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét